Trang chủ Tài chính Cơ quan Quản lý Tài chính Anh đấu tranh chống quảng cáo tài chính trái phép trên mạng xã hội

Cơ quan Quản lý Tài chính Anh đấu tranh chống quảng cáo tài chính trái phép trên mạng xã hội

bởi Linh

Cơ quan Quản lý Tài chính Anh (FCA) đang tích cực chống lại hành vi quảng cáo trái phép sản phẩm tài chính trên mạng xã hội.

Cơ quan này đã dẫn đầu một chiến dịch quốc tế nhằm xử lý những người có sức ảnh hưởng tài chính (finfluencer) quảng bá trái phép sản phẩm tài chính. Chiến dịch được phối hợp với các cơ quan quản lý tại Italy, Canada, Hong Kong (Trung Quốc), Australia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Kết quả của chiến dịch là FCA đã ban hành khoảng 50 thư cảnh cáo, yêu cầu gỡ bỏ hơn 650 nội dung khỏi các nền tảng mạng xã hội và xử lý hơn 50 trang web do các “finfluencer” trái phép vận hành. Ngoài ra, FCA cũng đã gửi 7 thư yêu cầu hủy bỏ và triệu tập 4 “finfluencer” tới làm việc.

Xử lý nghiêm hành vi vi phạm

Ông Steve Smart, Giám đốc điều hành giám sát và thực thi thị trường của FCA, tuyên bố: “Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: Những người có ảnh hưởng tài chính cần hành động có trách nhiệm và chỉ được phép quảng bá sản phẩm tài chính khi được cấp phép – nếu không sẽ phải chịu hậu quả.”

FCA cảnh báo rằng mặc dù nhiều finfluencer hoạt động hợp pháp, một số lại sử dụng hình ảnh sống xa hoa để thu hút sự chú ý và quảng bá các sản phẩm rủi ro như tiền điện tử.

Bảo vệ người tiêu dùng

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh một nhóm nghị sĩ Anh đã gửi thư yêu cầu Meta – chủ sở hữu Facebook và Instagram, giải trình về cách kiểm soát các nội dung tài chính gây hại. FCA cho biết Meta có thể mất tới 6 tuần để xử lý một số nội dung vi phạm.

Cùng ngày, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) cho biết trang thương mại điện tử Amazon đã đưa ra cam kết mới nhằm tăng cường xử lý tình trạng đánh giá giả mạo trên nền tảng này. CMA sẽ xử phạt các doanh nghiệp sử dụng đánh giá giả hoặc áp dụng đánh giá từ các sản phẩm không liên quan.

Cam kết của Amazon

Amazon sẽ xử phạt các doanh nghiệp sử dụng đánh giá giả hoặc áp dụng đánh giá từ các sản phẩm không liên quan để đánh lừa khách hàng. Những người dùng đăng đánh giá giả cũng có thể bị cấm hoạt động.

CMA đã mở cuộc điều tra cả Google và Amazon từ năm 2021 vì ước tính 90% người tiêu dùng dựa vào đánh giá trực tuyến để đưa ra quyết định mua hàng.

Có thể bạn quan tâm