Trang chủ Tin tứcKhoa học Đại dương đang ‘chết mòn’ vì axit hóa: ‘Quả bom hẹn giờ’ đe dọa tương lai toàn cầu

Đại dương đang ‘chết mòn’ vì axit hóa: ‘Quả bom hẹn giờ’ đe dọa tương lai toàn cầu

bởi Linh

Đại dương đang đối mặt với một “quả bom hẹn giờ” nguy hiểm khi tình trạng axit hóa ngày càng nghiêm trọng.

Đại dương đang bị axit hóa

Axit hóa đại dương được mệnh danh là “người anh em song sinh tàn độc” của biến đổi khí hậu


Theo một nghiên cứu mới công bố, độ axit của đại dương đã vượt quá giới hạn an toàn toàn cầu từ ít nhất 5 năm trước. Hiện tượng này xảy ra khi khí carbon dioxide (CO₂) trong khí quyển được hấp thụ vào nước biển, tạo thành axit carbonic và làm giảm độ pH. Quá trình này gây suy yếu vỏ canxi của các sinh vật biển như san hô, hàu, ốc, trai và phá hủy các rạn san hô – nơi cư trú của hơn 25% sinh vật biển.
Tình trạng axit hóa đại dương không chỉ là một vấn đề môi trường đơn thuần; nó đe dọa nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển và nền kinh tế ven biển toàn cầu. Nồng độ canxi cacbonat trong nước biển, một khoáng chất thiết yếu cho sinh vật biển hình thành vỏ, đã giảm hơn 20% so với mức trước thời kỳ công nghiệp, vượt qua ngưỡng an toàn cho hệ sinh thái biển.
Các vùng nước sâu đặc biệt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với hơn 60% diện tích đại dương toàn cầu ở độ sâu 200m đã vượt ngưỡng an toàn. Điều này đe dọa đến sự sống của phần lớn sinh vật biển sống ở tầng sâu.
Sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi axit hóa

Biển là sinh kế của hàng trăm triệu người


Không chỉ gây hại cho sinh vật biển, axit hóa đại dương còn đe dọa nghiêm trọng đến sinh kế của hàng trăm triệu người sống nhờ vào nghề cá, du lịch biển và nuôi trồng thủy sản. Các đợt sóng nhiệt đại dương do nước biển ấm lên và axit hóa đang gây ra thiệt hại hàng tỉ USD cho các quốc gia ven biển.
Giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này là giảm phát thải khí CO₂ toàn cầu, nguyên nhân chính dẫn đến axit hóa đại dương. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp bảo tồn khẩn cấp cho những khu vực và loài sinh vật dễ tổn thương nhất.

Có thể bạn quan tâm