3

Nhu cầu tiêu thụ điện đang gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng Nhật Bản đang tập trung vào địa nhiệt như một hướng đi chiến lược trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Không chỉ dừng lại ở việc khai thác nguồn nhiệt tại các khu vực suối nước nóng truyền thống, Nhật Bản đang đẩy mạnh phát triển công nghệ địa nhiệt tăng cường (EGS). Công nghệ này cho phép khai thác sâu trong lòng đất tại những vùng không có suối nước nóng.
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Du lịch Nhật Bản (METI), công nghệ EGS đang tiến gần đến giai đoạn thương mại hóa. Chi phí sản xuất điện từ công nghệ này hiện dao động từ 16,1 đến 16,8 yen/kWh, gần tương đương với chi phí phát điện bằng gió (16,3 yen/kWh).
Một trong những ưu điểm nổi bật của địa nhiệt so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như điện mặt trời và gió là khả năng hoạt động liên tục, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Hơn nữa, tuổi thọ của thiết bị địa nhiệt cũng được đánh giá cao, hứa hẹn mang lại hiệu suất đầu tư bền vững.
Nhật Bản hiện đứng thứ ba thế giới về trữ lượng địa nhiệt, chỉ sau Mỹ và Indonesia. Ủy ban Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản cho rằng công nghệ EGS có thể rút ngắn đáng kể thời gian khảo sát địa chất, từ đó đẩy nhanh quá trình thương mại hóa.
Một giếng khoan với đường kính chỉ 20cm có thể tạo ra sản lượng điện từ 25.000 đến 40.000 kW, cao gấp khoảng 10 lần công suất thông thường của địa nhiệt truyền thống.
Các doanh nghiệp Nhật Bản, bao gồm cả những tập đoàn lớn như Mitsubishi Corporation, đang tích cực tham gia vào các hợp tác quốc tế để phát triển dự án này.
Công ty Quaids do Mitsubishi đầu tư tại Mỹ sẽ vận hành cơ sở phát điện địa nhiệt thế hệ mới đầu tiên và bắt đầu bán điện ra thị trường. Dự án này sẽ sử dụng công nghệ khoan bằng sóng milimet để làm nứt và xử lý đá ngầm ở độ sâu từ 3.000 đến 20.000m.
Không chỉ tập trung vào thị trường nội địa, Nhật Bản còn nhắm đến thị trường châu Á, nơi nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh và tiềm năng địa nhiệt chưa được khai thác đầy đủ.
Ủy ban Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản dự đoán rằng với công nghệ mới giúp rút ngắn thời gian khảo sát địa chất, khả năng thương mại hóa EGS sẽ ngày càng cao, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Nhật Bản đang dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ địa nhiệt tiên tiến.

Công nghệ địa nhiệt EGS cho phép phát điện tại vùng không có suối nước nóng – Ảnh: WIRED JAPAN
Nhu cầu tiêu thụ điện đang gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng Nhật Bản đang tập trung vào địa nhiệt như một hướng đi chiến lược trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Không chỉ dừng lại ở việc khai thác nguồn nhiệt tại các khu vực suối nước nóng truyền thống, Nhật Bản đang đẩy mạnh phát triển công nghệ địa nhiệt tăng cường (EGS). Công nghệ này cho phép khai thác sâu trong lòng đất tại những vùng không có suối nước nóng.
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Du lịch Nhật Bản (METI), công nghệ EGS đang tiến gần đến giai đoạn thương mại hóa. Chi phí sản xuất điện từ công nghệ này hiện dao động từ 16,1 đến 16,8 yen/kWh, gần tương đương với chi phí phát điện bằng gió (16,3 yen/kWh).
Một trong những ưu điểm nổi bật của địa nhiệt so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như điện mặt trời và gió là khả năng hoạt động liên tục, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Hơn nữa, tuổi thọ của thiết bị địa nhiệt cũng được đánh giá cao, hứa hẹn mang lại hiệu suất đầu tư bền vững.
Nhật Bản hiện đứng thứ ba thế giới về trữ lượng địa nhiệt, chỉ sau Mỹ và Indonesia. Ủy ban Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản cho rằng công nghệ EGS có thể rút ngắn đáng kể thời gian khảo sát địa chất, từ đó đẩy nhanh quá trình thương mại hóa.
Một giếng khoan với đường kính chỉ 20cm có thể tạo ra sản lượng điện từ 25.000 đến 40.000 kW, cao gấp khoảng 10 lần công suất thông thường của địa nhiệt truyền thống.
Các doanh nghiệp Nhật Bản, bao gồm cả những tập đoàn lớn như Mitsubishi Corporation, đang tích cực tham gia vào các hợp tác quốc tế để phát triển dự án này.
Công ty Quaids do Mitsubishi đầu tư tại Mỹ sẽ vận hành cơ sở phát điện địa nhiệt thế hệ mới đầu tiên và bắt đầu bán điện ra thị trường. Dự án này sẽ sử dụng công nghệ khoan bằng sóng milimet để làm nứt và xử lý đá ngầm ở độ sâu từ 3.000 đến 20.000m.
Không chỉ tập trung vào thị trường nội địa, Nhật Bản còn nhắm đến thị trường châu Á, nơi nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh và tiềm năng địa nhiệt chưa được khai thác đầy đủ.
Ủy ban Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản dự đoán rằng với công nghệ mới giúp rút ngắn thời gian khảo sát địa chất, khả năng thương mại hóa EGS sẽ ngày càng cao, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.